Hiện nay, hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đang có xu hướng gia tăng nhờ những lợi ích về kinh tế cũng như kích thích sự sáng tạo, phát triển của khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của mình thì các bên liên quan cần hiểu rõ về thủ tục đăng ký. Vì vậy, trong bài viết này, ATHLAW sẽ hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đầy đủ, chi tiết.
Hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Hiện nay, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện thông qua hai hình thức sau:
- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
- Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Cơ quan thực hiện:
Cục Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
Thành phần hồ sơ:
- Bản gốc văn bằng bảo hộ.
- Bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định). Hợp đồng có nhiều trang thì mỗi trang đều phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.
- Bản dịch ra tiếng Việt kèm theo (nếu hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt).
- Văn bản đồng ý chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền sở hữu công nghiệp được chuyển nhượng thuộc sở hữu chung thì cần có).
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của Bên nhận chuyển nhượng (nếu chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận).
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện).
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu người nộp hồ sơ nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:
- Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
- Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới. Trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp cho bên nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó.
- Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
- Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:
- Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nêu rõ hồ sơ còn thiếu sót những gì để người nộp hồ sơ có thể sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng.
- Nếu trong thời hạn đã được ấn định, người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc có sửa chữa nhưng không đạt yêu cầu, không đưa có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng.
Thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp
Cơ quan thực hiện:
Cục Sở hữu trí tuệ có thẩm quyền đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp.
Thành phần hồ sơ
- Tờ khai đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp.
- 2 bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển quyền sử dụng, kể cả phụ lục (nếu có). Hợp đồng có nhiều trang thì mỗi trang đều phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai.
- Bản dịch ra tiếng Việt kèm theo (nếu hợp đồng được viết bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt).
- Văn bản đồng ý chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền sở hữu công nghiệp được chuyển nhượng thuộc sở hữu chung)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí đăng ký hợp đồng (nếu người nộp hồ sơ nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Giấy ủy quyền (nếu có).
- Bản sao/ bản dịch tài liệu phải có xác nhận sao y bản chính/ dịch nguyên văn từ bản gốc.
Các bước thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nộp, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định về hình thức và nội dung hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:
- Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp.
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
- Người nộp hồ sơ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp kèm theo 1 bản hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp đã được đóng dấu đăng ký.
- Quyết định đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:
- Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ bằng văn bản về dự định từ chối đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp. Văn bản sẽ nêu rõ hồ sơ còn thiếu sót những gì dẫn đến dự định từ chối đăng ký và ấn định thời hạn 1 tháng để người nộp hồ sơ có thể sửa chữa thiếu sót, hoặc phản đối dự định từ chối đăng ký hợp đồng.
- Nếu trong thời hạn đã được ấn định, người nộp hồ sơ không sửa chữa các thiếu sót đạt yêu cầu hoặc không đưa ra lý do xác đáng để phản đối dự định từ chối đăng ký, hợp đồng chuyển quyền sử dụng sở hữu công nghiệp sẽ chính thức bị từ chối. Người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định từ chối này theo trình tự, thủ tục khiếu nại, khởi kiện hành chính.
ATHLAW – đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý an toàn, nhanh chóng, hiệu quả
ATHLAW tự hào là công ty luật chuyên nghiệp với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm. Với kiến thức chuyên sâu và thái độ làm việc tích cực, ATHLAW đảm bảo mang đến cho khách hàng những dịch vụ pháp lý tốt nhất. Phương châm của ATHLAW là “An toàn – Nhanh chóng – Hiệu quả”, cam kết đáp ứng mong muốn của khách hàng và bảo vệ lợi ích của họ. Với sự tự tin và chuyên môn, ATHLAW chắc chắn sẽ hỗ trợ khách hàng tối đa trong việc tìm kiếm các giải pháp pháp lý chuyên nghiệp và hiệu quả.
Dịch vụ an toàn, đảm bảo tính pháp lý
ATHLAW sở hữu đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, hiểu biết chuyên sâu về pháp luật Việt Nam cũng như quốc tế. Trước mỗi thắc mắc, nhu cầu của khách hàng, chúng tôi sẽ đưa ra phương án tối ưu nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn có tính lâu dài, bền vững. Vì vậy, sử dụng dịch vụ của ATHLAW, bạn sẽ không phải lo lắng về khía cạnh pháp lý cũng như những rủi ro phát sinh không đáng có.
Cam kết đảm bảo quyền lợi của khách hàng
ATHLAW cam kết bảo vệ quyền lợi và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất có thể. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, từ đó có thể hiểu rõ hơn về quy trình và các quy định liên quan.
Cung cấp dịch vụ đa dạng
ATHLAW hiện đang cung cấp các dịch vụ như dịch vụ doanh nghiệp, tư vấn đầu tư nước ngoài, công bố chất lượng sản phẩm, thay đổi đăng ký kinh doanh, sở hữu trí tuệ, xin cấp giấy phép con. Sự đa dạng trong dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp mọi đối tượng khách hàng có thể tìm thấy dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
Hy vọng thông qua bài viết trên, quý khách đã có những thông tin đầy đủ, chi tiết về thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý an toàn, hiệu quả, vui lòng liên hệ ngay ATHLAW qua hotline để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.